Từ lâu, vùng chè Tân Cương Thái Nguyên đã được biết đến là vùng chè đặc sản. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, rất nhiều nơi đã chuyển sang trồng chè giống lai cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, vùng đất chè trung du Tân Cương Thái Nguyên vẫn lưu giữ được giống trà Móc Câu trứ danh. Loại trà này mang đến có vị ngọt hậu, sâu đặc trưng và được rất nhiều người tin dùng. Quả thật, cái gì thuộc về tự nhiên bao giờ cũng ngon và hài hòa hơn cả.
Lịch sử phát triển của cây chè Thái Nguyên
Có lẽ, không ai còn nhớ cây chè xuất hiện từ vùng đất Thái Nguyên từ bao giờ. Cũng chẳng ai nhớ rõ từ khi nào, màu xanh của chè đã phủ kín từng vùng đất trống trên địa bàn tình, đặc biệt là vùng đất Tân Cương. Tuy vậy, người ta vẫn nhớ được rằng, cây trà đầu tiên của vùng đất này lại có nguồn gốc từ Phú Thọ, được một người dân của xã Tân Cương tên là Đội Năm mang về trồng. Nó đã được lấy giống từ vùng đất khác về. Nhưng giờ đây, chè Tân Cương – Thái Nguyên lại được mệnh danh là đệ nhất danh trà của cả nước.
Lịch sử trà Thái Nguyên còn gắn liền với lịch sử phát triển của cây trà Việt nam. Từ những năm 1882, người dân Việt Nam đã bắt đầu trồng chè dưới hai hình thức là trồng chè vườn hộ gia đình và trồng chè rừng. Đến năm 1945, khi thực dân Pháp đánh chiếm và cai trị, chúng cũng thực hiện tư bản hóa cây trà. Lúc này, những đồn trà lớn tư bản Pháp với công nghệ và máy móc hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều. Thời điểm đó, người dân Thái Nguyên cũng bắt đầu sản xuất trà tại hộ gia đình và doanh điền.
Tính đến năm 2002, tổng diện tích trà của cả nước đã lên đến 108.000 ha, trong đó có tới 87.000 ha trồng chè kinh doanh mang đến sản lượng 98.000 ngàn tấn. Riêng tỉnh Thái Nguyên, hiện nay đã có tới 17.500ha diện tích đất trồng chè với sản lượng đạt 140.000 tấn (năm 2009). Đặc biệt, ngày càng có nhiều nhà máy, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào sản xuất trà, góp phần đưa cây chè – không chỉ là đặc sản mà còn trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.
Nhìn vào lịch sử cây chè Thái Nguyên, có thể dễ dàng nhận thấy bao thăng trầm, thay đổi và thích nghi của cả thiên nhiên cùng con người nơi đây. Để rồi theo thời gian, chè Tân Cương vẫn giữ cho mình được chỗ đứng vững chắc, xứng đáng là nơi hội tụ tinh hoa của trà Việt.
Chè Tân Cương – Kết tinh từ thiên nhiên và bàn tay con người
Như đã nhắc đến ở trên, mặc dù luôn được mệnh danh là “Đệ nhất Danh trà” nhưng giống chè trồng ở Thái Nguyên lại được lấy từ Phú Thọ. Bạn có thấy điều gì kỳ lạ không? Nếu là người yên trà và đam mê tìm hiểu về giống cây này, bạn sẽ nhận ra được rằng điều kiện tiên quyết để cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì ngoài giống ra còn có khí hậu, đất đai. Đúng vậy, vùng chè Tân Cương có giống ngon từ Phú Thọ, lại được thiên nhiên ưu ái. Cho nên, chè ngon xuất hiện ở Tân Cương là một điều hiển nhiên.
Theo các nhà khoa học, vùng chè Tân Cương Thái Nguyên là vùng đất trung du mang đặc trưng kiểu khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp cho cây chè phát triển. Chất đất ở đây không quá màu mỡ như đất trồng các loại hoa màu khác, nhưng cũng không phải đất cổ pha sỏi như ở Phú Thọ. Điều này đã mang đến một nguồn dinh dưỡng vô cùng phù hợp cho cây chè. Cạnh đó, dãy núi Tam Đảo chắn bớt cái nắng hè gay gắt. Nhờ vậy mà hàng năm, Tân Cương nhận được một lượng bức xạ nhiệt vừa phải, không quá gắt cũng không quá mềm. Do đó, cái bức xạ này dẫn đến khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng của lá chè tốt nhất và tuyệt vời nhất.
Nếu hương chè Thái Nguyên tượng trưng cho khí trời thì vị chè lại đại diện cho vị đất. Được hình thành chủ yếu trên nên Feralitic, macma axit hoặc phù sa cổ, đất cát… Đất trồng chè nơi đây có độ pH phổ biến từ 5,5 đến 7,0, tính chất đất hơi chua nhưng lại rất phù hợp với giống cây này. Dù sinh trưởng trên và phát triển trên mảnh đất sỏi căn là thế, nhưng hàng ngày cây trà Tân Cương Thái Nguyên vẫn chắt chiu từng miếng khoáng chất trong lòng đất, hấp thụ từng giọt nước sông Kông để chắt lọng thành vị ngọt hậu sâu trong từng tách trà.
Điều tuyệt vời nữa đối vời chỉ có ở vùng đất chè cổ Tân Cương là nó được tưới bởi nước Hồ Núi Cốc. Nguồn nước này được dẫn trực tiếp từ núi về nên rất trong lành. Chính điều này đã tạo ra hương vị rất riêng, rất đặc trưng cho cây chè nơi đây.
Đặc biệt, nhờ kỹ thuật chế biến rất riêng, đạt tới trình độ điêu luyện của những nghệ nhân xứ trà Thái Nguyên đã làm trà Tân Cương có một hương thơm và vị ngon rất đặc trưng mà không đâu trên dải đất hình chữ S này có được.
Theo nghệ nhân Hoàng Thị Tân (xóm Hồng Thái II, Xã Tân Cương) cho biết: Để sản xuất ra được một cân chè búp đặc sản không hề đơn giản. Quy trình sản xuất chè Tân Cương Thái Nguyên phải trải qua nhiều công đoạn khá công phu và tỉ mỉ. Đặc biệt, mỗi giống chè, thậm chí búp chè, lá chè và cách chế biến khác nhau sẽ cho ra chất lượng trà hoàn toàn khác nhau.
Đối với người phụ nữ này, chị tâm đắc nhất vẫn là cây chè cổ – Chè Đinh. Có lẽ, chính hương vị thơm ngon độc đáo chè Đinh đã quyến rũ đặc biệt đối với biết bao quý bạn thưởng trà. Đây là cũng là loại trà đặc biệt nhất của nghệ nhân làm chè Thái Nguyên.