Điểm nổi bật của trà ở các nước Đông Á là mỗi nước đều có văn hóa trà đạo cho riêng mình. Có thể kể đến văn hóa trà đạo Việt Nam, văn hóa trà đạo Nhật Bản. Nhưng lâu đời nhất từ trước đến nay thì không thể không kể đến trà đạo Trung Quốc – cội nguồn của trà đạo. Tâm Trà Thái hôm nay sẽ bật mí bạn những kiến thức hay ho về văn hóa của đất nước tỷ dân này.

Trà đạo Trung Quốc có gì đặc biệt?

Nguồn gốc và lịch sử của trà đạo Trung Quốc

Giống trà được tìm thấy từ trước Công Nguyên. Nhưng đến thời nhà Đường (618-905) và thời nhà Tống (907-1279) thì trà đạo mới thực sự đạt đến đỉnh cao. Được phổ biến rộng rãi ra khắp đất nước. Người Hoa ngày xưa đã kết tinh cách uống trà lại thành 3 bước. Bao gồm: nấu trà từ bánh trà, nấu trà từ bột trà, nấu trà từ búp trà non.

Trà đạo Trung Quốc là lâu đời nhất
Trà đạo Trung Quốc là lâu đời nhất

 

Pha trà như người Hoa – Tinh tế và tao nhã

Người Hoa sau khi đun sôi nước, họ sẽ tráng sơ vào ấm trà. Tiếp đến là lấy đũa hoặc thìa gỗ tre cho vào khoảng ⅓ ấm. Sau đó đổ đi để lá trà được tỏa mùi hương rồi lại rót vào ấm. Họ sẽ bỏ ấm trà vào một cái bát và đậy nắp lại. Cuối cùng là đổ nước từ trên xuống để giữ ấm cho bát nước. Điều này sẽ giúp ấm trà vẫn ấm nóng khi mọi người đàm đạo lâu.

Lễ nghi thưởng trà của người Hoa

Để thưởng thức trà giống người Hoa bạn cần lưu ý 4 điều sau. Đó là Khí, Thủy, Hỏa và Sự. Khí là dụng cụ uống trà mà người ta thường gọi là trà cụ. Thủy là nước dùng pha trà phải tinh khiết không mùi, thời xưa họ thường lấy nước suối, giọt sương từ cây tùng, hoa để đảm bảo độ tinh khiết. 

Thời nay thì bạn có thể dùng nước máy đã được loại bỏ chất tẩy rửa. Hỏa là nhiệt độ nước để pha và uống trà. Cuối cùng Sự là người uống trà, người pha trà và thời điểm uống trà. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần chuẩn bị trà chất lượng tốt và không gian thưởng thức hoàn hảo.

Cần hội tủ đủ 4 yếu tố thì trà đạo Trung Quốc mới cho ra hương vị tuyệt vời
Cần hội tủ đủ 4 yếu tố thì trà đạo Trung Quốc mới cho ra hương vị tuyệt vời

 

Khi thưởng thức trà mọi người sẽ ngậm trà trong miệng để cảm nhận rồi cho nước trà từ từ trôi xuống. Sau đó họ sẽ nêu cảm nhận về hương vị trà, màu sắc và mùi hương. Rồi đến không gian và cảnh sắc xung quanh với tâm thế thoải mái, tích cực. Khác với trà đạo Nhật là cần tĩnh lặng ở cảnh sắc, người thời Đường và Tống thường vừa thưởng trà vừa xem ca nhạc, múa hát.

Sự tinh tế trong cách pha trà của người Trung

Nghệ thuật pha trà là văn hóa quan trọng của người Hoa. Người Hoa luôn pha trà nhẹ nhàng và cẩn thận trong mọi thao tác. Nét tinh tế này thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh. Đó cùng là phép lịch sự tối thiểu để họ có thể bày tỏ với người ở bậc trên. Thường thì trong mọi buổi uống trà, người pha sẽ là người có vai trò nhỏ hơn nên pha trà làm sao cho tỉ mỉ cũng là cách để bản thân họ được tôn trọng hơn.

Phụ nữ phong kiến có địa vị thấp hơn nam giới nên thường là người pha trà
Phụ nữ phong kiến có địa vị thấp hơn nam giới nên thường là người pha trà

 

Ý nghĩa của trà đạo Trung Quốc là gì?

Trà đạo còn được xem là một trong những “quốc ẩm” của người Trung Quốc. Trà đạo Trung Quốc được nhân hóa lên để đề cao con người thông qua tên gọi. Đĩa lót ly trà là “địa” (đất), nắp ấm là “thiên” (trời)” và ly trà được gọi là “nhân” (con người). Ý chỉ con người là trung tâm của trời đất.

Ngoài ra thì trà đạo Trung Quốc còn thể hiện qua 3 phương diện:

  • Vật chất: trà là món quà tự nhiên và phải thuận theo tự nhiên thì con người mới cảm nhận được trà ngon.
  • Hành động: việc thưởng thức trà theo thực hiện thuận theo tự nhiên. Mọi hành động phải uyển chuyển như nước chảy, mây trôi nhẹ nhàng.
  • Tinh thần: tâm trí bạn phải hoàn toàn được giải phóng ra khỏi hiện tại để đạt được sự thanh tịnh. Từ đó mới có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị để hòa mình với thiên nhiên. Tương tự như cảm giác thiền định.

Tổng kết

Văn hóa trà đạo Trung Quốc mãi sẽ là một di sản tinh thần mà mỗi người yêu trà như Tâm Trà Thái và bạn cần lưu giữ và bảo tồn. Nếu bạn có sự hứng thú với trà đạo thì hay ghé vào Tâm Trà Thái để tìm đọc thêm về trà đạo Nhật Bản cùng nhiều thông tin bổ ích khác.